Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chỉ số BMI không chỉ là một chỉ số đánh giá sức khỏe tổng thể mà còn có mối liên hệ chặt chẽ với nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng, đặc biệt khu vực Châu Á. Với sự gia tăng của lối sống ít vận động và thói quen ăn uống không lành mạnh, vấn đề này đang trở thành một mối lo ngại y tế nghiêm trọng.
- Tại sao dùng kháng sinh kéo dài lại gây hại cho đường ruột?
- Viêm đại tràng co thắt là bệnh gì? Đối tượng nào dễ mắc phải
- Mất bao lâu để khỏi rối loạn tiêu hóa? Bí quyết phục hồi nhanh chóng
Theo chia sẻ từ PGS TS Dược Nguyễn Minh Chính– Cố vấn chuyên môn Công ty Dược phẩm Tuệ Tĩnh, những người có chỉ số BMI cao có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn so với những người có chỉ số BMI trong khoảng bình thường. Bài viết này sẽ đi sâu vào phân tích mối quan hệ giữa 2 vấn đề này, đồng thời đề xuất những biện pháp phòng ngừa cần thiết để giảm thiểu rủi ro.
Tác động của chỉ số BMI đến vấn đề đại tràng
Nhiều nghiên cứu có chỉ ra, chỉ số khối cơ thể (BMI) có thể đóng vai trò quan trọng trong việc dự đoán nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng (CRC). Điều này đặc biệt quan trọng khi xem xét xu hướng gia tăng tỷ lệ mắc bệnh này trong bối cảnh thay đổi lối sống và chế độ ăn uống.
Ở các nước châu á, ung thư đại trực tràng hiện chiếm khoảng 10% tổng số ca ung thư trên toàn cầu và là nguyên nhân gây ra 9,4% số ca tử vong liên quan đến ung thư. Theo báo cáo, vào năm 2020, có khoảng 1,9 triệu ca mới mắc ung thư đại trực tràng và dự báo rằng con số này có thể tăng lên 3,2 triệu ca vào năm 2040 nếu không có các biện pháp can thiệp kịp thời.
Các quốc gia phát triển thường ghi nhận tỷ lệ mắc CRC cao hơn, điều này liên quan đến sự thay đổi lối sống, tác động của hóa chất từ môi trường và thói quen ăn uống không lành mạnh. Khi các quốc gia Châu Á dần tiếp nhận lối sống phương Tây, nguy cơ mắc CRC cũng tăng lên đáng kể.
Liên quan giữa CRC và nguy cơ gây béo phì
Tương tự như tình hình ung thư, tỷ lệ béo phì cũng đang gia tăng mạnh mẽ. Nguyên nhân chính được cho là sự tiêu thụ thực phẩm nhanh và lối sống ít vận động. Những người có chỉ số BMI cao cũng như những người thiếu cân sẽ có nguy cơ mắc CRC cao hơn so với những người cân nặng bình thường trong khoảng 18 đến 23 kg/m².

Liên quan đến các nghiên cứu khác
Nghiên cứu hiện tại đã thu thập dữ liệu từ Liên minh Nghiên cứu Châu Á (ACC) để xác định mối liên hệ giữa chỉ số BMI, nguy cơ mắc CRC và tỷ lệ tử vong liên quan đến bệnh này. Với tổng cộng 619.981 người tham gia được theo dõi để đánh giá nguy cơ mắc CRC và 650.195 người để đánh giá tỷ lệ tử vong do CRC, nghiên cứu này đã cung cấp cái nhìn sâu sắc về tình hình sức khỏe cộng đồng trong khu vực.
Thời gian theo dõi trung bình lên đến 15 năm, cho phép các nhà nghiên cứu phân tích một cách chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ung thư đại trực tràng. Kết quả từ nghiên cứu này không chỉ làm nổi bật tầm quan trọng của chỉ số BMI trong việc đánh giá nguy cơ mắc CRC mà còn nhấn mạnh sự cần thiết phải có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Mối quan hệ giữa chỉ số BMI và nguy cơ mắc CRC
Trong suốt thời gian nghiên cứu, đã có 11.900 ca CRC mới được ghi nhận, cùng với 4.550 ca tử vong liên quan đến bệnh này. Kết quả cho thấy rằng nguy cơ mắc CRC có xu hướng gia tăng theo tỷ lệ với giá trị BMI.
Cụ thể, so với những người có chỉ số BMI từ 23 đến 25 kg/m², nguy cơ mắc CRC ở những người có BMI từ 25-27,5 kg/m² đã tăng 9%. Nguy cơ này tiếp tục gia tăng với những người có BMI từ 27,5-30 kg/m² và trên 30 kg/m², tương ứng với mức tăng 19% và 32%. Điều đáng chú ý là những sự gia tăng này không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nhân khẩu học, lối sống hay tình trạng sức khỏe như hút thuốc, uống rượu, hay bệnh tiểu đường.
Sự khác biệt về giới tính trong nguy cơ mắc bệnh và tử vong
Tỷ lệ tử vong do CRC chỉ cao hơn ở nam giới có BMI vượt quá 30kg/m². Ở nhóm này cho thấy một mô hình hình chữ J, ngay cả khi đã điều chỉnh các yếu tố như giáo dục, y tế và lối sống một hiện tượng có thể giải thích bởi nguy cơ béo phì cao hơn ở nam giới.
Ngoài ra, nguy cơ tử vong do CRC cũng cao hơn ở nam giới nếu họ là người hút thuốc hoặc uống rượu, trong khi chỉ có 6% phụ nữ so với 51% nam giới là người hút thuốc hiện tại. Sự khác biệt này có thể xuất phát từ tỷ lệ sàng lọc ung thư cao hơn ở phụ nữ hoặc tỷ lệ sử dụng liệu pháp hormone thay thế (HRT) thấp hơn ở phụ nữ Châu Á vì HRT được biết đến như một yếu tố nguy cơ của CRC.
Phòng ngừa ung thư đại trực tràng như nào cho đúng?
Trong bối cảnh các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa chỉ số BMI và nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa trở nên cực kỳ quan trọng.
Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ có khả năng làm tăng khối lượng phân và giảm thời gian di chuyển của thức ăn trong ruột. Điều này giúp giảm tiếp xúc giữa các chất gây ung thư trong thực phẩm và niêm mạc đại tràng. Trong các loại trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt đều có chứa hàm lượng chất xơ cao giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón và bệnh lý tiêu hóa.

Hạn chế thịt đỏ và thức ăn biến sẵn
Thịt đỏ cũng như các loại thịt chế biến sẵn chứa các hợp chất như heme iron và nitrosamines, có thể gây tổn thương DNA và làm tăng nguy cơ phát triển tế bào ung thư. Việc nấu thịt ở nhiệt độ cao cũng có thể tạo ra các hợp chất gây ung thư. Giam tiêu thụ các loại thịt này có thể giảm nguy cơ mắc CRC xuống 20 đến 30%.
Cân nhắc thực phẩm chứa chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa có thể kích thích quá trình viêm trong cơ thể và làm tăng mức độ hormone estrogen, có liên quan đến sự phát triển của ung thư. Việc tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa cũng có thể dẫn đến tình trạng thừa cân, một yếu tố nguy cơ khác của CRC.
Thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa (như dầu ô liu, bơ, và các loại hạt) có thể giúp giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng lên tới 15%.
Duy trì thể trạng hợp lý
Cân nặng dư thừa có thể dẫn đến tình trạng viêm mãn tính và tăng sản xuất hormone như insulin và estrogen, cả hai đều có thể thúc đẩy sự phát triển của tế bào ung thư. Duy trì chỉ số BMI trong khoảng an toàn giúp giảm thiểu nguy cơ mắc nhiều bệnh lý liên quan.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng
Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh, bao gồm cả ung thư. Việc phát hiện sớm có thể giúp điều trị hiệu quả hơn và tăng khả năng sống sót. Thực hiện các xét nghiệm sàng lọc như nội soi đại tràng có thể giúp phát hiện polyp trước khi chúng trở thành ung thư, từ đó giảm tỷ lệ mắc bệnh.
Sử dụng thêm sản phẩm bổ sung kèm liệu pháp tập luyện
Chia sẻ từ người nổi tiếng về sản phẩm IBS Tuệ Tĩnh
Để bảo vệ sức khỏe đường ruột và giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng (CRC), việc kết hợp giữa chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ chức năng đường ruột là rất cần thiết. Chỉ số BMI cũng là một yếu tố quan trọng cần được theo dõi để đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể.
Song song với các biện pháp điều trị y tế, việc sử dụng sản phẩm hỗ trợ như sản phẩm IBS Tuệ Tĩnh từ Công ty Dược phẩm Tuệ Tĩnh đã được nghiên cứu và phát triển đặc biệt để cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Sản phẩm này giúp giảm thiểu các triệu chứng như đau bụng sau ăn, đầy hơi, khó tiêu và tình trạng đi ngoài thường xuyên do viêm đại tràng.
IBS Tuệ Tĩnh được chiết xuất từ những loại thảo dược tự nhiên quý giá, không chỉ giúp làm dịu những triệu chứng khó chịu mà còn đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng. Với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, sản phẩm này không gây tác dụng phụ và không phụ thuộc vào các loại thuốc điều trị, mang lại sự yên tâm cho người bệnh trong suốt quá trình sử dụng.
Việc duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và lối sống năng động là rất quan trọng, nhưng đôi khi những biện pháp này chưa đủ để cải thiện sức khỏe đường ruột. Sản phẩm hỗ trợ như IBS Tuệ Tĩnh không chỉ giúp làm giảm triệu chứng mà còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, từ đó giúp cơ thể duy trì chỉ số BMI ở mức khỏe mạnh.
Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm, hãy gọi ngay qua hotline tư vấn miễn phí: 1800 2295. Truy cập địa chỉ website TẠI ĐÂY, đọc thêm nhiều bài viết chia sẻ về kiến thức sức khỏe nữa.