Chế độ ăn Fodmap thấp, lựa chọn cho hội chứng ruột kích thích

  17 Tháng ba, 2025

Hội chứng ruột kích thích là một tình trạng phổ biến, nhưng thường khó nhận diện do triệu chứng của nó tương tự như nhiều bệnh lý tiêu hóa khác. Các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón có thể gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Theo chia sẻ từ Tiến sĩ, BS Nguyễn Thị Minh Thu thì chế độ ăn Fodmap thấp đã được chứng minh là mang lại nhiều lợi ích cho những người mắc các rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là hội chứng ruột kích thích (IBS). 

Tổng quan hơn về hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn chức năng của hệ tiêu hóa với triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Cơ chế sinh lý bệnh của IBS rất phức tạp bao gồm sự nhạy cảm quá mức của các cơ quan nội tạng, sự thay đổi trong hệ vi sinh vật đường ruột cũng như các yếu tố tâm lý xã hội.

Các phương pháp điều trị bao gồm sử dụng thuốc để giảm triệu chứng, kỹ thuật quản lý căng thẳng hay can thiệp dinh dưỡng. Một trong những chiến lược dinh dưỡng hiệu quả nhất hiện nay là chế độ ăn Fodmap thấp.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn này có thể giúp giảm đáng kể triệu chứng ở những bệnh nhân mắc IBS, mang lại sự cải thiện rõ rệt cho tiêu hóa khỏe mạnh.

Khoa học đằng sau chế độ ăn Fodmap thấp và Fodmap

Fodmap là gì?

Fodmap, viết tắt của Fermentable Oligosaccharid, Disaccharide Monosaccharide and Polyol, là chuỗi carb ngắn thường gây cản trở đến quá trình tiêu hóa thức ăn.

Những hợp chất này không được hấp thụ hoàn toàn trong ruột non và di chuyển xuống đại tràng, nơi chúng trở thành nguồn thức ăn cho vi khuẩn. Quá trình lên men của vi khuẩn đối với các chất này tạo ra khí, dẫn đến tình trạng đầy hơi, đau bụng và khó tiêu, đặc biệt ở những người nhạy cảm.

Các loại thực phẩm Fodmap thường phân chia ra làm các mức độ khác nhau từ thấp, trung bình và đến cao. Những bệnh nhân IBS nên chú ý tránh các loại thực phẩm có chứa hàm lượng Fodmap cao và nên ưu tiên vào những thực phẩm chứa Fodmap thấp hơn.

Chế độ ăn Fodmap thấp, lựa chọn cho hội chứng ruột kích thích
Khoa học đằng sau chế độ ăn Fodmap thấp

Chế độ ăn Fodmap thấp

Chế độ này thường được chia thành ba giai đoạn rõ ràng:

Giai đoạn loại bỏ: Trong khoảng 2-4 tuần đầu, người bệnh sẽ loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm chứa Fodmap cao. Giai đoạn này giúp xác định rõ những thực phẩm nào gây ra triệu chứng khó chịu.

Giai đoạn thử nghiệm: Sau khi giai đoạn loại bỏ, người bệnh sẽ dần dần đưa lại các thực phẩm chứa Fodmap vào chế độ ăn uống, theo dõi phản ứng của cơ thể. Tại đây sẽ xác định mức độ nhạy cảm của từng cá nhân với các loại carbohydrate khác nhau.

Giai đoạn tùy chỉnh: Cuối cùng, bệnh nhân có thể điều chỉnh chế độ ăn uống của mình, bao gồm các thực phẩm Fodmap thấp mà họ có thể dung nạp mà không gặp phản ứng tiêu cực.

Chế độ ăn Fodmap thấp không chỉ giúp giảm triệu chứng mà còn hỗ trợ cải thiện sức khỏe tổng thể hệ tiêu hóa cho những người mắc hội chứng ruột kích thích.

Chế độ ăn ít Fodmap dành cho những ai?

Với chế độ ăn ít Fodmap dành cho những người gặp vấn đề về đường ruột kéo dài nói chung và đặc biệt được thiết kế cho người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS).

Khoảng 75% người mắc IBS có thể cải thiện triệu chứng của họ thông qua việc áp dụng chế độ ăn ít Fodmap. Chế độ này giúp xác định các loại thực phẩm kích thích ruột và giảm thiểu sự khó chịu bằng cách loại bỏ các chuỗi card khó tiêu hóa.

Nhưng cũng cần lưu ý rằng, không phải bất cứ ai cũng phù hợp với chế độ ăn này cả. Do đó, trước khi bắt đầu chế độ ăn Fodmap thấp này, việc tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng là rất quan trọng để đảm bảo rằng nó phù hợp với tình trạng sức khỏe cá nhân của từng người.

Nâng cao sức khỏe đại tràng ngay tại nhà qua chia sẻ người dùng IBS Tuệ Tĩnh

Thực phẩm nên tránh cho những bệnh nhân IBS

Đối với những người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS), việc tuân thủ chế độ ăn Fodmap thấp là rất quan trọng để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu. Một trong những yếu tố then chốt trong chế độ ăn này là nhận biết và hạn chế các thực phẩm có hàm lượng Fodmap cao.

Rau củ và các loại gia vị nên tránh

Những loại thực phẩm như tỏi, hành tây, măng tây, nấm, và hành lá thường chứa các oligosaccharides, một loại carbohydrate khó tiêu hóa. Những thực phẩm này không chỉ gây khó chịu mà còn có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi và đau bụng.

Một số loại trái cây

Loại trái cây như dâu đen, dưa hấu, mận, đào hay bơ chứa nhiều fructose và polyol, gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa. Người bệnh IBS nên thay thế bằng các loại trái cây có hàm lượng Fodmap thấp như chuối chín, dưa leo hoặc dâu tây để đảm bảo cung cấp vitamin mà không gây ra triệu chứng tiêu hóa.

Tinh bột và ngũ cốc chứa carbohydrate

Đậu lăng, lúa mì và các sản phẩm từ chúng như bánh mì, bánh nướng xốp và mì spaghetti đều có hàm lượng Fodmap cao. Chú ý hơn và nên tìm kiếm các sản phẩm thay thế từ ngũ cốc không chứa gluten và tinh bột dễ tiêu hóa như gạo hoặc khoai tây cho những người đang mắc IBS.

Với một chế độ ăn Fodmap thấp góp phần cải thiện các triệu chứng IBS cũng như giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên coi nó là chế độ ăn tối ưu nhất mà hạn chế hay không ăn nhiều loại thực phẩm khác. Việc cân bằng chế độ dinh dưỡng cho sức khỏe mỗi người là rất quan trọng.

Chế độ ăn Fodmap thấp, lựa chọn cho hội chứng ruột kích thích
Thực phẩm hỗ trợ sức khỏe đại tràng IBS Tuệ Tĩnh

Hãy cân nhắc và thực hiện chế độ ăn Fodmap thấp một cách từ từ, hợp lý và bên cạnh đó việc sử dụng kết hợp thêm các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe đường tiêu hóa thuần tự nhiên là một sự kết hợp vô cùng hiệu quả.

IBS Tuệ Tĩnh là một sản phẩm được ra mắt trên nhu cầu thiết yếu của mọi đối tượng đang gặp các vấn đề về rối loạn tiêu hóa cũng như hội chứng ruột kích thích. Dưới dạng bào chế viên vô cùng tiện lợi, bạn chỉ cần sử dụng 2 lần/ ngày, mỗi lần 2 viên là đã có thể bảo vệ tốt hơn cho hệ tiêu hóa bản thân.

Ngoài ra, để đem lại hiệu quả một cách vượt trội và nhanh chóng thì việc sử dụng theo lộ trình nhất định là điều bạn nên áp dụng. Đối với hội chứng ruột kích thích, hãy cố gắng cải thiện và khắc phục nó từ từ, không chỉ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh mà còn là duy trì và nâng cao sức khỏe tổng thể người dùng.

Mong rằng với chia sẻ về chế độ ăn Fodmap thấp mà Dược phẩm Tuệ Tĩnh cung cấp cho bạn ở trên đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích khác trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe đường tiêu hóa của chính bản thân mình. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *